New Post

Rss

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014
Những thói quen sẽ giúp bạn giàu có

Những thói quen sẽ giúp bạn giàu có

Chìa khóa thành côngBạn hãy tập thể dục thường xuyên, đọc sách ít nhất 30 phút, chỉ xem TV một tiếng mỗi ngày, học cách nghe nhiều hơn và nói ít đi.

Ngày nay, rất nhiều người chỉ hoạt động như một cái máy đã được lập trình sẵn và không chịu dành thời gian nhìn nhận, điều chỉnh lại những thói quen của mình. Entrepreneur đã tổng kết từ cuốn sách "Những thói quen giàu có" của Tom Corley và những bài viết gần đây của ông để đưa ra 20 hành động giúp bạn thành công. Nếu không có chúng, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội làm giàu cho bản thân.


Thiết lập thói quen tốt mỗi ngày

Những thói quen sẽ giúp bạn giàu có

Đọc sách hàng ngày chính là một thói quen tốt. Ảnh: Success


Thói quen tốt là nền tảng của sự giàu có. Sự khác biệt giữa những người thành công và người bình thường nằm ở chính những thói quen hàng ngày. Nói cách khác, người thành công có rất nhiều thói quen tốt và cực kỳ ít thói xấu. Nếu có thể nhận ra chính những thói xấu đang ngăn cản mình trở nên giàu có, đây chính là bước khởi đầu để bạn thay đổi số phận của mình.

Corley khuyên rằng bạn nên lấy giấy, chia làm 2 cột. Một ghi lại thói quen xấu, và một chuyển chúng thành tốt. Ví dụ như thay vì xem TV quá nhiều, giờ bạn chỉ xem một tiếng mỗi ngày. Hay viết tên ra giấy để học thuộc chúng, thay vì cố nhớ nhẩm trong đầu. Sau 30 ngày, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì sự tiến bộ của mình.

Thường xuyên đặt ra mục tiêu

Người thành đạt luôn hành động vì mục tiêu. Họ liên tục đặt ra mục tiêu và lên sẵn kế hoạch cho một ngày làm việc.

Người thành đạt là những người biết nhìn xa trông rộng. Họ có mục tiêu cho mỗi ngày, mỗi tuần, tháng, và năm. Nhưng một mục tiêu sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có kế hoạch để đạt được. Vì vậy, bên cạnh đặt ra mục tiêu, người thành công còn nỗ lực tìm cách thực hiện chúng và luôn có trách nhiệm với bản thân mình.

Tự hoàn thiện bản thân

Người thành công luôn tìm cách để tự hoàn thiện bản thân mình. Họ đọc sách mỗi ngày và học hỏi để nâng cao chuyên môn. Họ không bao giờ lãng phí thời gian cho những việc không giúp mình tiến gần mục tiêu. Người thành đạt biết rằng thời gian là tài sản vô cùng quý giá và chỉ nên được sử dụng cho công việc của mình. Tự hoàn thiện chính là cam kết thực hiện các hành động để rèn luyện bản thân mình.

Hãy tìm cách cách mở mang vốn hiểu biết. Điều này không hề dễ dàng, nhưng con người chỉ có thể trưởng thành từ những thử thách. Khi đã có kiến thức, cơ hội sẽ tìm đến bạn.

Chăm sóc sức khỏe

Mỗi ngày, người thành đạt đều tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Tập thể dục có thể trở thành một thói quen thường nhật, cũng như tắm rửa. Những người tập thể dụng đều đặn sẽ tích lũy được nhiều năng lượng để hoàn thành các kế hoạch đặt ra.

Xây dựng các mối quan hệ

Người thành công thường là tâm điểm chú ý của những người xung quanh. Họ dành một phần thời gian của mình để thắt chặt tình bằng hữu và thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Họ luôn chủ động tiếp xúc và giúp đỡ người khác mà không mong đợi sự đáp trả.

Có người từng nói, âm thanh tuyệt diệu nhất trên thế giới là tên của chính mình. Vì vậy, hãy cố gắng nhớ tên của tất cả những người bạn gặp. Hãy tự hỏi, chẳng lẽ bạn không ấn tượng với một ai đó nhớ tên của mình à? Đó là cách hữu hiệu để tạo dấu ấn và sự khác biệt cho bản thân.

Có nếp sống điều độ

Bạn sẽ đạt được sự cân bằng trong cuộc sống nếu biết sinh hoạt điều độ. Điều này có nghĩa là sắp xếp các hoạt động làm việc, ăn uống, tập thể dục, uống rượu, xem TV, lướt web… một cách khoa học. Như thế, mọi người sẽ thích kết giao với bạn. Khi họ đã thích bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong việc hợp tác kinh doanh để làm lợi cho công việc của mình.

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

Việc hôm nay chớ để ngày mai. Hãy hoàn thiện hết những công việc đã bắt đầu. Tất cả mọi người đều có những nỗi sợ, nhưng người thành đạt sẽ dẹp nỗi sợ sang một bên và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ quan trọng bằng mọi giá.

Corley khuyên rằng khi ý nghĩ trì hoãn công việc xuất hiện trong đầu, hãy nhắc đi nhắc lại cụm từ "Phải làm ngay", và đừng dừng lại cho tới khi công việc đã xong xuôi.

Giữ quan điểm tích cực

Hầu hết người thành công đều là những người lạc quan, nhiệt huyết và năng động. Họ luôn nhìn vào điểm tốt của bản thân và người khác. Với họ, các vấn đề chính là những cơ hội đang chờ được khám phá.

Mỗi ngày chúng ta đều bị ngập trong vô vàn tin tức về những chuyện không hay đang xảy ra. Người thành đạt sẽ hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tin tức kiểu này. Thay vào đó, họ nuôi dưỡng tâm hồn mình với những suy nghĩ tích cực từ trong sách.

Tiết kiệm thường xuyên

Theo Corley, người thành đạt thường dành ra 10 - 20% thu nhập của mình để thêm vào tài khoản tiết kiệm, đầu tư hoặc dự phòng khi nghỉ hưu.

Chi tiêu hợp lý

Người giàu luôn cố gắng tránh bội chi. Trong khi đó, rất nhiều người khác lại đang vật lộn với các khó khăn tài chính do chi tiêu quá khả năng. Họ tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được và rơi vào cảnh nợ ngập đầu. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, hãy thay đổi ngay để có thể kiểm soát tốt tài chính của mình.

Đọc sách mỗi ngày

Rất nhiều người thành công dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách. Đọc sách có thể mở mang tri thức của bạn. Dành thời gian đọc sách tức là bạn đang phấn đấu hoàn thiện bản thân, giúp mình nổi bật và khác biệt với những người xung quanh.

Hạn chế xem TV

Bạn có biết rằng hầu hết người thành đạt không bao giờ xem TV quá một giờ đồng hồ mỗi ngày? Thời gian dành ra để xem truyền hình có thể được sử dụng để làm những công việc khác năng suất cao hơn nhiều.

Làm nhiều hơn những gì được yêu cầu

Thay vì hoàn thành nhiệm vụ được giao, người thành công thường làm nhiều hơn như thế. Họ tình nguyện làm những việc không nằm trong nghĩa vụ của mình và từ đó nâng cao giá trị bản thân. Nếu là một doanh nhân, bạn sẽ không có sếp để quản lý và giao nhiệm vụ cho mình. Tuy nhiên, hãy làm việc hết sức và tận tâm để tạo ấn tượng với khách hàng.

Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn

Bạn luôn học được điều gì đó khi lắng nghe người khác. Đó là lý do vì sao con người có hai tai, nhưng lại chỉ có một cái miệng. Việc chú ý lắng nghe người khác không chỉ hữu ích cho bạn, mà còn làm lợi cho công việc của bạn. Khi chú tâm tới những gì người khác nói, bạn sẽ có thể giúp đỡ họ tốt hơn.

Không bỏ cuộc

Đừng nản lòng khi gặp khó khăn. Người giàu luôn tìm cách xoay xở để vượt qua mọi trở ngại. Có thể họ sẽ phải thay đổi hướng đi của mình, nhưng sẽ luôn tiến về phía trước.

Giao thiệp với những người cùng chí hướng

Có câu nói: "Cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào". Người thành công sẽ kết giao với những người cũng thành công như họ. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu của mình.

Tầm sư học đạo

Rất nhiều người thành công có được vinh quang là nhờ sự dạy dỗ từ người thày của mình. Một người đi trước dày dạn kinh nghiêm sẽ truyền cho bạn những bài học quý giá và giúp bạn đạt được thành công nhanh hơn.

Hiểu nguyên nhân

Khi bạn hiểu được lý do của việc mình làm, bạn sẽ đạt được những gì mình muốn nhanh hơn. Có mục đích rõ ràng là một điều vô cùng quan trọng để thành công trong cuộc sống và kinh doanh. Hãy tự hỏi mình tại sao bạn lại khao khát thành công? Vì cái gì bạn muốn trở nên giàu có?

Trấn áp nỗi sợ

Nhưng người thành công sẽ không cho phép nỗi sợ kìm hãm sự phát triển của mình. Hãy nhìn nhận lại những nỗi sợ của bản thân và tìm cách vượt qua chúng. Bạn nên tham khảo người mình ngưỡng mộ hoặc học hỏi trong tiểu sử của những người giàu để xem họ đã vượt qua nỗi sợ như thế nào.

Nâng cao kỹ năng

Để thành công, cách duy nhất là khiến bản thân giỏi hơn trong lĩnh vực của mình. Điều gì có thể đưa bạn tới đỉnh cao sự nghiệp trong vòng 30 ngày? Hãy tập trung vào nó, tức là theo đuổi đến cùng cho tới khi chạm tay tới thành công.


Chìa khóa thành công (Theo Vnexpress)
Những người có chìa khóa thành công, sao để kiên trì như họ?

Những người có chìa khóa thành công, sao để kiên trì như họ?

Chìa khóa thành côngMột trong những yếu tố quan trọng dẫn tới thành công là sự kiên trì, thứ mà hiếm người có được. Kiên trì là một trạng thái tinh thần, vì vậy nó có thể được trau dồi và rèn luyện.

Chìa khóa thành công là điều bất kỳ ai cũng đều mong muốn có được trong cuộc sống. Đó có thể là thành công trong sự nghiệp, trong xây dựng gia đình hay thực hiện ước mơ, hoài bão. Nhưng có một thực tế tại sao có những người đã cố gắng tột độ nhưng vẫn thất bại? Tại sao những người thất bại chiếm đa số so với một số ít những người thành công?


Những người có chìa khóa thành công, sao để kiên trì như họ?


Một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới thành công là sự kiên trì, thứ mà hiếm người có được. Kiên trì là một trạng thái tinh thần, vì vậy nó có thể được trau dồi và rèn luyện. Vậy làm sao những người thành công, những tỷ phú hay nhà khoa học vĩ đại có thể rèn luyện được đức tính này. Tác giả nổi tiếng Napoleon Hill chỉ ra rằng, lòng kiên trì dựa trên những động cơ cơ bản sau:

Mục đích rõ ràng

Biết mình muốn gì là bước đầu tiên và quan trọng nhất để phát triển lòng kiên trì. Một động cơ mạnh mẽ luôn giúp ta vượt qua được nhiều ghềnh thác. Thông thường khi được làm việc mình lựa chọn có phương hướng, đường đi rõ ràng sẽ khiến con người tự tin vào quyết định của mình khi phải đối mặt với thử thách

Khát vọng

Lòng kiên trì có thể đạt được và duy trì khá dễ dàng nếu bạn theo đuổi một mục đích mà bạn khao khát mãnh liệt. Trong cuốn sách The Art of the Deal (tạm dịch: Nghệ thuật thương lượng), ông trùm bất động sản Donald Trump từng viết: “Tôi không thực hiện thương lượng vì tiền. Bởi tôi không những đã có đủ tiền mà còn có nhiều hơn mức tôi cần. Tôi thực hiện thương lượng vì lòng yêu thích”. Động lực khiến ông trùm này thực hiện những thương vụ táo bạo không phải vì tiền mà là khát vọng mong muốn đem lại những công trình có giá trị, cung cấp dịch vụ giải trí tới mọi người.

Tất nhiên khi theo đuổi khát vọng lớn và làm tốt công việc, bạn sẽ được trả công xứng đáng. Vì vậy, hãy tự hỏi bản thân mình bạn đang khát vọng nhất điều gì và đi theo tiếng gọi của nó.

Sự tự lực

Có một sự thật hiển nhiên là thành công của người này không thể trao tặng hay truyền lại cho người khác, đây là tài sản đặc biệt của mỗi người. Bạn không thể nhìn vào thành công của người khác và ao ước mình cũng được như thế mà không cần tự nỗ lực thực hiện. Tin vào khả năng của bản thân có thể tiến hành một kế hoạch khuyến khích bạn theo đuổi kế hoạch đó với lòng kiên trì.

Có kế hoạch rõ ràng

Khi bạn xác định được mục tiêu rõ ràng, có khát vọng cháy bỏng và sự nỗ lực thì một kế hoạch rõ ràng là đường đi tiếp theo hướng bạn tới thành công và giúp bạn vượt qua những khó khăn, chán nản, kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. Những kế hoạch được tổ chức, dù lỏng lẻo và hoàn toàn không thực tế, cũng khuyến khích được lòng kiên trì.

Có hiểu biết đúng đắn

Biết được rằng những kế hoạch của mình là đúng đắn dựa trên kinh nghiệm và sự quan sát cũng khuyến khích lòng kiên trì, “suy đoán” thay cho “hiểu biết” sẽ tiêu diệt sự kiên trì. Điều này cũng giống như đi việc bạn đi tới đích nhờ có bản đồ định hướng sẽ tốt hơn là phỏng đoán hướng đi.

Sức mạnh ý chí

Thói quen tập trung suy nghĩ vào xây dựng kế hoạch để đạt được một mục đích rõ ràng cũng dẫn đến lòng kiên trì.

Thói quen

Lòng kiên trì là kết quả trực tiếp của thói quen. Jim Ryun từng phát biểu: “Động lực là thứ giúp bạn bắt đầu. Thói quen là thứ giữ cho bạn tiếp tục bước tới.” Vì vậy hãy rèn luyện những thói quen tốt từng bước một. Những thói quen tốt như tư duy tích cực, kiên nhẫn hay kỷ luật sẽ khiến bạn trở nên kiên trì đi tới đích phía trước thay vì dễ dàng bỏ cuộc như những người làm ngẫu hứng.

Hãy tự khám phá bản thân bạn và xác định xem những động lực nào bạn còn thiếu để có được phẩm chất quan trọng này.

Vậy xây dựng lòng kiên trì có khó hay không? Sau khi hiểu các động lực đằng sau phẩm chất này, bạn có thể xây dựng thói quen kiên trì bằng 4 bước cần thiết sau:

Bước 1: Một mục đích xác định được hậu thuẫn bởi một khát khao cháy bỏng nhằm thực hiện nó.

Bước 2: Một kế hoạch rõ ràng được thể hiện ua những hành động liên tục.

Bước 3: Một tâm trí miễn dịch với những ảnh hưởng tiêu cực và gây nản lòng, bao gồm cả những lời bình phẩm thiếu tích cực của họ hàng, bạn bè hay những mối quan hệ quen biết.

Bước 4: Kết giao thân thiện với một hay nhiều người cùng chí hướng sẽ khuyến khích bạn tiếp tục theo đuổi kế hoạch cũng như mục đích của mình.

Chìa khóa thành công (theo cafebiz)
Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014
Đâu là thước đo của chìa khóa thành công?

Đâu là thước đo của chìa khóa thành công?

Chìa khóa thành côngĐã từng có rất nhiều người hỏi tôi đâu là thước đo của thành công. Với cá nhân tôi, câu trả lời đơn giản chỉ là hạnh phúc.


Đâu là thước đo của chìa khóa thành công?

Dưới đây là những chia sẻ ngắn gọn của tỷ phú “bình dân” Richard Branson về chìa khóa thành công:


Đã từng có rất nhiều người hỏi tôi đâu là thước đo của thành công. Với cá nhân tôi, câu trả lời đơn giản chỉ là Hạnh phúc.



Đã khi nào bạn tự hỏi mình đang vui như thế nào chưa? Hay bạn chỉ quan tâm rằng tháng này bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền và công ty của bạn thu về là bao nhiêu?


Đâu là điều bạn quan tâm nhiều hơn? Nếu bạn đang nghĩ tới vế sau nhiều hơn, tôi nghĩ sẽ chẳng có ai tin là bạn đang hạnh phúc cả.


Cách đây không lâu, trong một chuyến đi tới Tây Tạng, tôi được gặp vị Bộ trưởng chuyên chăm lo tới hạnh phúc của người dân. Điều này quả thực tôi chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Thậm chí ở vương quốc xứ Himalaya này còn có hẳn một chỉ số đo lường mức độ hạnh phúc của người dân - Gross National Happiness và còn được đánh giá cao hơn so với GDP.


Ở đó, sức khoẻ của người dân được quan tâm còn hơn cả tốc độ tăng trưởng, và do đó có một ảnh hưởng không nhỏ tới sự đi lên của cuộc sống tại xứ sở cao nguyên này. Tôi chợt nhận ra rằng, những nhân viên vui vẻ và hài lòng với cuộc sống của mình sẽ làm việc và hợp tác một cách hiệu quả và thành công hơn.


Quả thực, thành công và tiền bạc có thể tạo ra một phần hạnh phúc nhưng chỉ bản thân hạnh phúc thôi cũng đã bao hàm những thứ còn lại rồi. Những từ như “gia đình”, “bạn bè”, “tình yêu” và “tiếng cười” rõ ràng có ý nghĩa hơn nhiều so với những thứ khô khan như “vốn”, “doanh thu” và “lợi nhuận”.


Đối với tôi, tiền luôn chỉ là mục tiêu phụ cho những mục tiêu lớn và ý nghĩa hơn như đam mê, vui vẻ và trí tuệ. Tiền bạc đâu còn ý nghĩa gì nếu như bạn không có được niềm vui. Hãy cứ vui vẻ và làm việc hết mình, tiền sẽ tự tìm đến với bạn mà thôi.

Chìa khóa thành công (theo hoclamgiau)
Hãy tiếp tục chinh phục và mơ ước mục tiêu

Hãy tiếp tục chinh phục và mơ ước mục tiêu

Chìa khóa thành công - Nhiều người muốn đạt được giấc mơ lớn nhưng lại tự cản trở bản thân bằng cách chống lại việc mạo hiểm. Họ không muốn phá vỡ hiện trạng và chơi an toàn. Con đường nhanh nhất để giúp họ vượt ra ngoài vùng thoải mái là đặt ra các mục tiêu và chinh phục từng bước một.

Hãy tiếp tục chinh phục và mơ ước mục tiêu



Mục tiêu là bản đồ dẫn đường và cho bạn thấy điều gì là có thể trong đời” - Les Brown.

Quá trình đặt mục tiêu cũng giống như sắp xếp các điểm đánh dấu dọc đường đi tới đích mong muốn. Đặt ra và đạt được các mục tiêu cũng giống như chiếc nhiệt kế đo tiến độ, đánh giá tiến bộ và chỉ ra tính khả thi của kế hoạch tổng thể.

Tiếp cận việc đặt mục tiêu cũng giống như tạo ra một lộ trình đặc chế cho thành công của bạn. Hãy nghĩ tới khi bạn đi một chặng đường thật dài với bạn bè của mình. Thường là khi bắt đầu đi, bạn đã biết trước đích đến, nhưng khi chặng đường khá dài thì việc có những chặng nghỉ giữa chừng là cần thiết.

Trước khi mạo hiểm, bạn có thể quyết định dừng ở một phần tư chặng đường để tiếp thực phẩm, sau đó dừng lại nửa đường để tiếp nhiên liệu, ở hai phần ba chặng đường để đi một mạch và khoảng 100 dặm tiếp theo để tiếp thêm nhiên liệu. 

Bạn đang đáp ứng các mục tiêu nhỏ hơn và cấp thiết hơn được tạo dựng dựa trên nỗ lực đạt tới đích cuối cùng. 

Hãy tạo ra một lộ trình của riêng bạn để tới được cái đích mong muốn bằng cách đặt ra các kiểu mục tiêu: trước mắt, vừa và xa.

1. Đặt ra mục tiêu xa

Hãy bắt đầu bằng cách phát triển một mục tiêu xa, một mục tiêu dài hạn phải mất hàng năm để hoàn thành. Hãy quyết định mục tiêu xa của bạn trước vì sự lựa chọn này sẽ ảnh hưởng tới sự lựa chọn các mục tiêu vừa và trước mắt.

Mục tiêu xa cần phải lớn. Một số mục tiêu xa cần cụ thể hơn các mục tiêu khác. Mục tiêu cụ thể của một người có thể là “trở thành CEO của Google”. Một mục tiêu cá nhân xa, không rõ ràng khác có thể là “sản xuất một chương trình truyền hình”. Một mục tiêu hoàn toàn xa vời có thể là “làm việc trong ngành công nghiệp thời trang”.

Hãy càng cụ thể càng tốt và cho phép bản thân điều chỉnh mục tiêu. Khi bạn đã thiết lập được mục tiêu xa, bạn có thể phác họa các điểm đánh dấu trên đường thực hiện.

2. Đặt ra các mục tiêu trước mắt

Tôi thích đặt ra các mục tiêu trước mắt nhỏ và đặt ra thời hạn chót rất gần. Tôi gợi ý bạn đặt những mục tiêu đó thành các hoạt động có thể hoàn thành trong một tuần.

Hãy hỏi bản thân, mình cần hoàn thành việc gì trong tuần này để có thể giúp và đẩy mình vào đúng quỹ đạo mong muốn? Mình có thể làm việc nhỏ nào trong tuần này để tiến gần hơn tới mục tiêu?

Với các nhà văn, mục tiêu trước mắt có thể là viết 6 trang bản thảo hoặc tham gia vào lớp viết hàng tuần. Đó cũng có thể là bắt đầu đọc một cuốn sách về lĩnh vực mà bạn muốn gia nhập. Hãy thật thực tế. Việc hoàn tất các mục tiêu trước mắt giống như việc đi những bước nhỏ: chúng góp phần vào sự phát triển chung của bạn và chuẩn bị để bạn sẵn sàng hoàn thành các mục tiêu vừa.

3. Chọn ra các mục tiêu vừa

Các mục tiêu vừa sẽ rộng hơn các mục tiêu trước mắt và có thể cần tới khung thời gian một tháng hoặc một năm để hoàn thành.

Có lẽ mục tiêu vừa có thể áp dụng với thời gian học nghề hoặc chương trình đào tạo. Nếu cái đích mà bạn hướng đến đòi hỏi bạn phải tái định cư ở nơi mới, học thêm hoặc từ bỏ công việc, hãy đặt ra thời gian biểu để tiến hành một trong những bước vừa này.

Đáp ứng các mục tiêu vừa có thể giúp bạn tiến lên phía trước theo đúng quỹ đạo. Đạt được những mục tiêu này có thể đẩy bạn ra ngoài vùng thoải mái hơn là hoàn thành các mục tiêu trước mắt và điều đó mới tuyệt vời. Chính việc trải qua sự không thoải mái mà mọi người mới trưởng thành và trở thành con người mà họ mong muốn.

Chìa khóa thành công (theo hoclamgiau.vn)
Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014
Chìa khóa thành công của những người khác biệt

Chìa khóa thành công của những người khác biệt

Những người có chìa khóa thành công thường thích đọc sách hơn là xem TV, thích nói về ý tưởng hơn buôn chuyện linh tinh và không chỉ trích người khác khi sai sót xảy ra.


Dave Kerpen là nhà sáng lập kiêm CEO hãng phần mềm Likeable Local. Anh cũng là tác giả nhiều cuốn sách bán chạy trên New York Times. Trên LinkedIn, Kerpen đã chia sẻ về những điểm tạo nên sự khác biệt cho những người thành công.


Chìa khóa thành công của những người khác biệt

Dave Kerpen là CEO kiêm nhà sáng lập Likeable Local. Ảnh: Newsday

Vài tuần trước, tôi nhận được một tấm bưu thiếp từ Andy Bailey - CEO của Petra Coach, cũng là thành viên Hiệp hội Các nhà khởi nghiệp. Tôi chưa bao giờ gặp ông ấy, nhưng Bailey và tấm bưu thiếp ấy đã có ảnh hưởng rất lớn với tôi. Nó củng cố thêm những giá trị mà tôi tin tưởng và nhắc tôi nhớ những thái độ và thói quen cơ bản để thành công. Dưới đây là những sự khác biệt giữa người thành công và không thành công mà Andy Bailey đã viết trên tấm bưu thiếp đó.


1. Luôn luôn ghi chú - Chẳng ghi bao giờ

Hãy luôn mang sổ để ghi lại những ý tưởng hay suy nghĩ vụt qua trong đầu bạn. Có thể sau này chúng sẽ giúp bạn làm nên chuyện đấy. Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng điện thoại nếu không có sổ giấy.


2. Đọc sách - Xem TV

Đọc tài liệu hàng ngày sẽ cung cấp kiến thức cho bạn trên nhiều lĩnh vực, dù là blog, báo chí hay sách vở. Trái lại, xem TV có thể là một cách giải trí tốt, nhưng bạn sẽ hiếm khi lấy được thông tin có thể giúp mình thành công hơn.


3. Luôn luôn học hỏi - Làm việc chỉ chờ ăn may

Không ngừng học hỏi và hoàn thiện là cách duy nhất để phát triển. Bạn có thể tiến một bậc trong cuộc đua và trở nên linh hoạt hơn nếu bạn biết nhiều hơn. Còn nếu chỉ làm việc dò dẫm, không chịu trang bị đủ kiến thức và kỹ năng trước khi bắt tay vào, bạn có thể bỏ qua rất nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển.


4. Khen ngợi người khác - Chỉ trích họ

Khen ngợi người khác là cách tốt để cho người ấy biết bạn quan tâm đến họ. Một lời khen sẽ giúp họ phấn chấn và nhiệt huyết hơn. Nó cũng khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Còn chỉ trích sẽ chỉ khiến mọi việc bi quan và chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cả.


5. Tha thứ - Hận thù

Tất cả mọi người đều có thể mắc lỗi. Điều này rất bình thường. Cách duy nhất để vượt qua những lỗi lầm là tha thứ. Sống mãi trong giận dữ chỉ làm cho mọi thứ trở nên tệ hơn mà thôi.


6. Có ước muốn - Chẳng biết mình muốn gì

Hãy lên danh sách bạn muốn trở thành người thế nào trong tương lai, như chính trị gia, diễn giả, CEO một công ty đại chúng hay chỉ đơn giản là một người cha và người chồng tốt. Những người không thành công chẳng có ý niệm gì về việc họ sẽ trở thành ai trong tương lai. Nếu không biết điều bạn muốn, sao bạn có thể thành công?


7. Biết cảm ơn người khác - Không coi trọng họ

Biết ơn người khác đã giúp tôi thành công và hạnh phúc hơn mỗi ngày. Hãy nhớ cảm ơn tất cả những người bạn đã từng nhờ vả và trân trọng thế giới xung quanh. Đó là chìa khóa dẫn đến thành công trong cả công việc và cuộc sống.


8. Nắm lấy thay đổi - Sợ thay đổi

Thay đổi là một trong số những việc khó thực hiện nhất của con người. Khi cuộc sống ngày càng vội vã và biến động, còn công nghệ thì phát triển nhanh hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải nắm lấy những gì đang tới và tìm cách thích nghi, thay vì sợ hãi, chối bỏ hay trốn tránh nó.


9. Muốn người khác thành công - Bí mật hy vọng họ thất bại

Khi bạn ở trong một tổ chức nào đó, muốn đạt thành tích chung, tất cả mọi người đều phải thành công. Hãy hy vọng đồng nghiệp của mình hoàn thành mục tiêu và phát triển. Nếu bạn muốn họ thất bại thì còn làm việc với họ làm gì?


10. Tỏ ra vui vẻ - Tức giận

Trong cả công việc lẫn cuộc sống, mọi thứ sẽ luôn luôn tươi sáng hơn nhiều nếu bạn hạnh phúc và truyền niềm vui ấy cho những người khác. Khi con người vui vẻ, họ sẽ có xu hướng tập trung và làm việc tốt hơn. Còn nếu một người tức giận, những người xung quanh sẽ cảm thấy tâm trạng tồi tệ theo, dẫn đến thiếu động lực và khó thành công.


11. Tự nhận trách nhiệm - Đổ lỗi cho người khác

Là một người lãnh đạo và doanh nhân thành công nghĩa là luôn phải chịu trách nhiệm cho những thất bại của mình. Đổ lỗi cho người khác không giải quyết được gì. Nó chỉ khiến những người đó xuống tinh thần và chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cả.


12. Bàn bạc ý tưởng - Buôn chuyện linh tinh

Nói chuyện phiếm sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu cả. Phần lớn thời gian những câu chuyện đó chẳng phải sự thật và hầu hết đều khá tiêu cực. Thay vì buôn chuyện về người khác, những người thành công thường bàn luận những ý tưởng của họ. Chia sẻ với người khác sẽ làm cho ý tưởng của bạn ngày càng hoàn thiện.


13. Chia sẻ thông tin - Giấu nhẹm mọi thứ

Chúng ta đã từng học ở mẫu giáo rằng chia sẻ là quan tâm đến người khác. Trên các phương tiện thông tin xã hội, trong công việc và cuộc sống, chia sẻ chính là việc cần làm để thành công. Khi bạn chia sẻ dữ liệu và thông tin với người khác, bạn có thể lôi kéo họ vào làm cùng để hoàn thành công việc. Còn nếu chỉ thích giữ khư khư, bạn đúng là người ích kỷ và thiển cận.


14. Khen ngợi người khác - Cướp công của họ

Làm việc theo nhóm là chìa khóa dẫn tới thành công. Nhưng hãy nhớ, đừng giành công từ những ý tưởng của họ. Hãy để mọi người có thành tựu riêng. Việc đó sẽ giúp họ có động lực làm việc trong dài hạn. Họ càng giỏi giang thì bạn cũng càng rạng danh thôi.


15. Đặt mục tiêu và kế hoạch - Chẳng làm gì cả

Bạn sẽ không thể thành công nếu không biết đích đến. Hãy lập kế hoạch cho 10 năm, 3 năm tới, chiến lược hàng năm và danh sách mục tiêu hàng ngày. Nên nhớ, hãy viết tất cả chúng ra giấy!

Chìa khóa thành công (theo hoclamgiau)

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014
Những bước refesh hình ảnh thương hiệu

Những bước refesh hình ảnh thương hiệu

Chìa khóa thành côngLàm mới hình ảnh thương hiệu không quá phức tạp như bạn tưởng. Với một chút tinh chỉnh đơn giản, bạn có thể làm mới mình để thu hút khách hàng mới hoặc thay đổi đường hướng của công ty mà không phải tốn kém quá nhiều tiền bạc.


Những bước refesh hình ảnh thương hiệu


1. Thực hiện một cuộc kiểm tra hình ảnh

Trước khi bạn hiểu mình đang đi về đâu, bạn phải biết mình đang đứng ở đâu. Hãy nhìn sâu hơn thương hiệu hiện tại của bạn và cố gắng nhìn nhận mọi việc thông qua con mắt của khách hàng. Hãy so sánh nó với các thương hiệu đang đạt được các mục tiêu mà bạn đang hi vọng đạt được.

Nếu bạn muốn giành được sự quan tâm của nhóm dân số trẻ hơn, hãy tìm những thương hiệu thành công trong ngành của bạn và đánh giá logo, thiết kế web và các chiến dịch tiếp thị để xem có việc gì họ đang làm mà bạn lại không làm.

2. Huy động chiến lược của bạn

Nếu công ty bạn được thành lập trước khi smartphone và máy tính bảng ra đời, bạn có thể đã bị các đối thủ bỏ xa. Trang web của bạn và các kết quả tìm kiếm cần được xây dựng phù hợp với thời đại, sử dụng các kỹ thuật thiết kế web có tính đáp ứng và tối đa hóa dành cho các tìm kiếm cục bộ.

Địa chỉ và thông tin liên lạc của bạn phải được cập nhật trên mạng để khách hàng có thể thấy bạn khi họ tìm kiếm doanh nghiệp gần họ nhất thuộc kiểu như bạn.

3. Suy nghĩ lại về màu sắc thiết kế

Các thiết kế dựa trên số liệu đang trở thành một phần quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. Các nhà tiếp thị thấy rằng việc sắp xếp màu sắc và nội dung là một phần quan trọng của một thiết kế thành công.

Nhưng bạn không phải chi ra một khoản tiền lớn cho một công ty tiếp thị để học cách thiết kế các trang và logo thuyết phục khách hàng hành động. Việc này bắt đầu từ việc sử dụng những màu sắc phản ảnh hình ảnh mà bạn hy vọng đạt được. Trò chơi về màu sắc này có thể giúp bạn chọn được những màu tốt nhất cho thương hiệu của bạn.

4. Lắng nghe khách hàng

Trong quá trình làm mới, bạn sẽ cần sự chỉ dẫn từ phân tích và phản hồi khách hàng. Điều này bắt đầu từ trước khi bạn thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào. Hãy ghi lại các từ khóa và nguồn khách hàng dùng để truy cập vào trang web của bạn và cách họ tương tác với trang web của bạn khi họ vào trang.

Khi thực hiện những thay đổi, bạn sẽ có cơ sở để so sánh xem liệu các nghiên cứu của bạn có được thực hiện cẩn thận trước đó không. Hãy mời khách hàng tình nguyện tham gia khảo sát trong quá trình này để tìm hiểu thêm về suy nghĩ của họ.

5. Tham gia cộng đồng

Ngoài những nỗ lực trực tuyến, bạn cũng nên thực hiện việc tiếp thị trực tiếp. Một cách tuyệt vời để có được tiếng vang lớn khi bạn tái xây dựng thương hiệu là tham gia các sự kiện địa phương. Ngay cả một doanh nghiệp trực tuyến cũng có thể giành được sự chú ý ở chính quê nhà bằng cách tài trợ cho các tổ chức từ thiện địa phương hoặc các sự kiện kết nối tại Phòng Thương mại.

Khi doanh nghiệp của bạn tạo được ấn tượng đối với cộng đồng địa phương, các khách hàng có thể truyền đi những cảm nhận của họ về thương hiệu của bạn qua các trang mạng xã hội, và doanh số bán hàng của bạn sẽ có tiềm năng tăng lên.

6. Nỗ lực đạt được sự nhất quán

Khi tìm cách mở rộng cơ sở dữ liệu khách hàng, hãy cẩn thận đừng làm khách hàng hiện tại xa lánh bạn. Starbucks và Target là ví dụ về những công ty đã tạo ra được một logo tồn tại lâu dài bất chấp việc tiếp thị có những thay đổi. Nếu bạn đã có lượng khách hàng trung thành, hãy chỉ cân nhắc điều chỉnh nhẹ về logo. Với chiếc logo đó bạn sẽ tạo ra những nguyên liệu tiếp thị mới xung quanh nó.

7. Hãy sẵn lòng quyết liệt

Nếu mục tiêu của bạn là bắt đầu từ con số 0 với cơ sở khách hàng hoàn toàn mới, hãy bỏ qua con số 6 và thay đổi mọi thứ. Công ty Isis chuyên cung cấp các phần mềm thanh toán điện tử gần đây đã tái xây dựng thương hiệu thành Softcard. Sau cuộc khủng hoảng năm 1996, ValuJet đã đặt lại tên là AirTran sau khi hợp nhất với AirWays.

Dù bạn vừa phục hồi sau cơn ác mộng PR hoặc thấy rằng bạn đã đi sai hướng quá xa, đôi khi rất cần thiết phải cắt tất cả các mối quan hệ và đi theo một hướng hoàn toàn mới. Mặc dù việc làm mới doanh nghiệp theo cách cực đoan như trên TV có thể không nằm trong tương lai của bạn, nhưng bạn có thể tự tay thực hiện những thay đổi bạn cần để thành công.

Đừng đắn đo rằng bạn là doanh nhân duy nhất đang cân nhắc trải qua sự thay đổi như thế này. Hàng ngàn công ty đã điều chỉnh các quỹ đạo của họ và đạt được thành công. Bạn cũng có thể làm được điều đó.

Chìa khóa thành công (theo hoclamgiau.vn)
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014
9 chìa khóa thành công giúp bạn thay đổi cuộc đời mình

9 chìa khóa thành công giúp bạn thay đổi cuộc đời mình

9. Thích thú với vị trí hiện tại

9 chìa khóa thành công giúp bạn thay đổi cuộc đời mình

Đôi khi ta bận nhìn những thứ phía trước quá đến mức không dành thời gian thích thú với vị trí hiện tại. Hãy cười vào sự nhầm lẫn đó, sống ý thức về hiện tại, và thưởng thức cuộc đời. Bạn có thể không đến được đúng nơi bạn định đến, nhưng bạn đang ở chính xác nơi bạn cần có mặt.



8. Tiếp tục học và chấp nhận những thay đổi trong đời

Hạt giống chìa khóa thành công được trồng trên mảnh đất các thất bại trước đây của bạn. Những câu chuyện hay nhất của bạn sẽ sinh ra từ chiến thắng trong các cuộc đấu tranh lớn nhất. Những lời tán dương bạn sẽ được sinh ra từ đau khổ của bạn. Hãy cứ đứng dậy và dấn bước tiến lên. Ngay cả những mùa đông lãnh lẽo nhất cuối cùng cũng biến thành mùa xuân. Các mùa luôn thay đổi.

7. Mỗi ngày dành chút thời gian yêu bản thân

Chỉ khi ta nhìn bằng cặp mắt trung thực vào mặt mạnh và yếu, thất bại và thắng lợi, nhân tính và sức mạnh tinh thần của ta, và yêu thương bản thân bất chấp tất cả, và vì tất cả những gì ta có, ta sẽ bắt đầu thật sự hiểu được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu vô diều kiện.

6. Biết sống với những gì bạn có

Không phải người hạnh phúc là người biết ơn mà người biết ơn là người hạnh phúc. Ngay cả lúc khó khăn, hãy nghĩ tới tất cả vẻ đẹp vẫn còn xung quanh bạn và mỉm cười. Đời quá ngắn ngủi, không đủ chỗ cho một nạn nhân tâm lý. Hãy tự nói với mình: “Mình sẽ không đau khổ, mình sẽ khá hơn”.


5. Giã từ quá khứ

chìa khóa thành công

Đừng ngại những thứ sau lưng bạn. Đừng để cái bóng dẫn dắt bạn. Bạn không phải là nô lệ của quá khứ. Hãy buông bỏ nó và sống tiếp. Hãy mơ ước chìa khóa thành công và tự cho phép mình hình dung ra con người mà bạn chọn trở thành.

4. Hãy tự bảo vệ mình

Bạn không thể bắt mọi người tôn trọng bạn, nhưng bạn có thể từ chối bị thiếu tôn trọng. Nếu luôn phải thoái lui để giữ hòa khí, bạn sẽ mãi giận dữ, tự ghét mình và chiến đấu trong cuộc chiến nội tâm. Hãy nói điều cần nói, làm việc cần làm và đừng để bất kỳ ai bắt nạt dồn bạn tới chân tường.

3. Làm việc chăm chỉ để đạt được điều bạn muốn nhất

Mơ ước không biến thành hiện thực một cách thần diệu; cần có nhiều quyết tâm, mồ hôi và vất vả. Nên nhớ, hoàn cảnh khó khăn không tồn tại lâu dài; những người dẻo dai mới tồn tại. Đa số các trở ngại đều tan biến khi ta quyết định táo bạo đều bước vượt qua. Nếu có quyết tâm đủ mạnh với mục tiêu và mơ ước của mình, và thức dậy mỗi sáng với niềm đam mê thực hiện chúng, bất kỳ điều gì cũng có thể.

2. Tin rằng bạn CÓ THỂ

Trở ngại lớn nhất ngăn cản mọi người đạt được mơ ước là cảm giác họ không đủ giỏi. Đừng sợ khoảng cách giữa mơ ước và thực tế. Bạn đủ giỏi rồi. Đừng để đời làm bạn nản lòng. Chìa khóa thành công thường gần hơn ta tưởng. Chỉ với đủ quyết tâm và nỗ lực, bất cứ điều gì cũng có thể vào đúng lúc của nó. Những người đến được nơi họ đang có mặt đều bắt đầu từ nơi họ đã từng ở, giống như bạn vậy.


1. Loại bỏ những thứ sai lầm

Khi có những thứ không còn mang lại giá trị cho đời bạn nữa thì đã đến lúc bắt đầu loại bỏ. Bạn không thể khám phá các đại dương mới trừ khi có đủ dũng cảm thôi nhìn vào bờ biển cũ quen thuộc nữa. Hãy dũng cảm. Hãy đi theo những giá trị của bạn. Hãy thay đổi. Và nên nhớ, không có mạo hiểm nào là lãng phí thời gian. Những thứ không đạt kết quả dạy bạn các bài học chuẩn bị cho những thứ đạt kết quả.

Chìa khóa thành công (theo hoclamgiau)
Bỏ học là sẽ giàu?

Bỏ học là sẽ giàu?

Chìa khóa thành côngTheo The Atlantic, mọi người thường bị cuốn vào câu chuyện của các tỷ phú mà quên rằng trong số 30 triệu người bỏ Đại học tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói và nợ nần cao hơn hẳn các cử nhân.

Những tên tuổi như Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Micheal Dell đã khiến nhiều người cho rằng bỏ học để khởi nghiệp chính là đường tắt dẫn đến thành công. New York Times từng ví von rằng hiện tượng này đã "mở ra vùng đất mới để làm giàu". Một lãnh đạo trẻ cũng nhận xét bỏ học "gần như là sự tự hào" với các nhà khởi nghiệp.


Bỏ học là sẽ giàu?


Trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của Forbes năm ngoái, 63 người không có bằng đại học. Tính trung bình, họ có tài sản 9,4 tỷ USD, cao gần gấp 3 những người có bằng tiến sĩ

Những người này có thể được chia làm 2 nhóm. Nhóm một bỏ học vì muốn theo đuổi một sản phẩm hoặc ý tưởng nào đó. Họ có kỹ năng, có tầm nhìn rõ ràng về dự định trong tương lai và không muốn đợi cho đến khi tốt nghiệp. Những người như Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Micheal Dell là tiêu biểu cho nhóm này.

Nhóm thứ 2 hơi khác do không rời đại học để kinh doanh. Ví dụ điển hình là ông trùm thời trang Ralph Lauren. Từng theo học Đại học Baruch, Lauren bỏ ngang sau 2 năm để vào quân đội. Sau này, ông làm trợ lý bán hàng cho Brooks Brothers trước khi sáng lập đế chế thời trang như hiện nay.

Tất cả những câu chuyện trên đã khiến nhiều người cho rằng các yếu tố khác có thể bù lại cho tấm bằng Đại học. Nếu họ có thể làm được, tại sao mình thì không?

Tuy nhiên, The Atlantic cho rằng chúng ta đã bỏ qua chi tiết những người bỏ học và thành công là những cá nhân rất xuất sắc. Thành công của họ dựa trên những kỹ năng đã có từ trước khi vào Đại học. Họ biết cách tự học, tự vay ngân hàng, quản lý thời gian và tiền bạc. Cũng có thể họ hưởng lợi từ mạng lưới quan hệ rộng, từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè hay người quen.

Còn nếu một người trẻ không có những nguồn lực đó, bỏ học để kinh doanh cũng giống như lấy tiền tiết kiệm mua xổ số, với hy vọng sẽ thắng giải triệu USD vậy. Anh ta sẽ không thể trở thành những người như Mark Zuckerberg, LeBron James hay James Cameron. Thay vào đó, anh ta sẽ là một trong hàng triệu người bỏ học vô danh khác.

Theo The Atlantic, 34 triệu người Mỹ trên 25 tuổi từng học Đại học, nhưng không lấy được bằng, tương đương cả bang California. 71% số này có khả năng thất nghiệp hoặc vỡ nợ cao gấp 4 lần người có bằng. Bên cạnh đó, thay vì trở thành triệu phú, họ lại có thu nhập trung bình ít hơn 32%.

Rất nhiều sinh viên, đặc biệt là những người có gia cảnh khó khăn, cần tấm bằng đại học để thay đổi cuộc sống. Một nghiên cứu năm ngoái của Đại học California (UCLA) cho thấy những người ít có điều kiện vào đại học nhất sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất từ tấm bằng cử nhân.

Những người này không được thoải mái lựa chọn vào các trường đình đám hay gia nhập Thung lũng Silicon. Họ không nằm trong nhóm sinh viên dưới 20 tuổi được đồng sáng lập PayPal - Peter Thiel trả 100.000 USD để rời trường và theo đuổi việc kinh doanh trong 2 năm. Với họ, đại học không phải là một sự lựa chọn, mà là bước đệm buộc phải có để xoay chuyển tương lai.

Đại học giúp người trẻ được trang bị kiến thức và các mối quan hệ để thành công. Họ cũng được dạy các kỹ năng phân tích, logic, sự tự tin để mạnh dạn theo đuổi các ý tưởng mới. Nó sẽ giúp sinh viên thay đổi quan điểm, va chạm với nhiều nền văn hóa và quan điểm xã hội.

Không phải ngẫu nhiên mà các ý tưởng thực tiễn làm thay đổi cả cuộc sống của chúng ta, như máy tính, Internet đều bắt nguồn từ các sinh viên Đại học. Và cũng chẳng phải trùng hợp khi cộng đồng doanh nhân nổi tiếng, trong đó có các tỷ phú công nghệ, đều trưởng thành từ các trường Đại học nổi tiếng.

Chìa khóa thành công (theo hoclamgiau.vn)
Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014
5 cạm bẫy cần tránh để khởi nghiệp một cách thành công

5 cạm bẫy cần tránh để khởi nghiệp một cách thành công

(Chìa khóa thành côngCho dù bạn cần các nhà đầu tư hay không thì bạn vẫn phải viết ra một kế hoạch kinh doanh. Không lập kế hoạch kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn đang lập kế hoạch cho sự thất bại.

Hãy xem tình huống của hai chủ doanh nghiệp mới thành lập.


5 cạm bẫy cần tránh để khởi nghiệp một cách thành công


Người đầu tiên đã lập kế hoạch để thành công nên anh bắt đầu bằng việc chuẩn bị từng bước để trở thành một chủ doanh nghiệp. Anh làm việc không chỉ vì kiếm đồng lương mà để tích lũy kiến thức cũng như cơ hội để giao thiệp với các cố vấn giàu kinh nghiệm và đã thành công.

Ngược lại, người kia lại cho rằng việc tiến hành công việc kinh doanh quan trọng hơn nên anh ta không cần một bản kế hoạch. Không tìm hiểu các điều cơ bản khi sở hữu doanh nghiệp đã cho anh ta bài học thất bại đau đớn.

Kế hoạch kinh doanh là kim chỉ nam để hướng bạn đi đúng con đường và tránh được những thất bại đáng tiếc khi khởi nghiệp. Dưới đây là một số bẫy thông thường mà các chủ doanh nghiệp mới hay mắc phải:

Bẫy số 1: Không lập kế hoạch là lập kế hoạch để thất bại

Lên kế hoạch hiệu quả không chỉ là viết các mục tiêu lên giấy mà bạn còn phải có trách nhiệm chuẩn bị về tinh thần và thực tiễn để trở thành chủ doanh nghiệp. Các phỏng đoán phi thực tế và các kế hoạch sơ sài truyền đến các nhà đầu tư một thông điệp là bạn thiếu chuẩn bị.

Bẫy số 2: Lên kế hoạch cho lối ra của bạn - bạn muốn một doanh nghiệp hay một công việc?

Nhiều chủ doanh nghiệp mới mở thay vì có được sự tự do và nguồn thu nhập thụ động như mơ ước thì nó lại trở thành công việc mưu sinh của họ. Do lập kế hoạch sơ sài, nhiều doanh nghiệp mới chỉ tạo ra một ít lợi nhuận hoặc không hề có nguồn lợi nhuận nào cả, không những vậy nó còn buộc người chủ phải đầu tư toàn bộ thời gian và công sức vào. Nếu bạn mơ ước có được tự do cá nhân và thoải mái tài chính, hãy lập kế hoạch xây dựng một doanh nghiệp mà một lúc nào đó tự nó hoạt động và mang về lợi nhuận cho bạn. Hơn ai hết, bạn phải đổ mồ hôi, máu và nước mắt trong nhiều năm trời mới có thể đạt đến giai đoạn đó.

Bẫy số 3: Nhiều chủ doanh nghiệp muốn làm theo cách của riêng họ

Từ chỗ không tự tìm hiểu các kiến thức cơ bản về điều hành doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp mới đã không tập hợp được một đội ngũ nhân viên, tư vấn và cố vấn năng lực. Họ làm việc riêng lẻ thay vì tận dụng sức mạnh tập thể.

bài tập ở bậc đại học


Họ tin mình là người duy nhất có khả năng hoàn thành công việc. Họ thường gặt hái được các kết quả tốt ban đầu và rồi đau đớn nhận ra thay vì tạo ra một doanh nghiệp mơ ước, cái họ thực sự tạo ra chỉ là một công việc cho bản thân. Bằng cách xây dựng doanh nghiệp chủ yếu dựa vào thời gian và khả năng của họ, những người này phải làm việc mới có thu nhập, cách duy nhất để phát triển là bản thân họ phải làm việc nhiều hơn nữa. Họ có thể tránh được cái bẫy hiểm hóc này nếu lên kế hoạch ngay từ đầu.

Bẫy số 4: Một kế hoạch kinh doanh thắng lợi không hề giống bài tập ở bậc đại học

Nhiều doanh nghiệp thất bại mặc dù đã có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo cùng các dự án đầy lạc quan. Một kế hoạch kinh doanh không như một khóa luận, và để kế hoạch kinh doanh của bạn được chú ý, nó cần phải hoàn hảo cả về hình thức, định dạng, bố cục và ngữ pháp. Không may là, có hình thức tốt mà không nhấn mạnh đến suy nghĩ và tính chất của kế hoạch kinh doanh sẽ thường dẫn tới thất bại ở nội dung quan trọng nhất - một doanh nghiệp hoạt động vì một mục đích lớn hơn cả tiền bạc và có lượng lưu chuyển tiền mặt tăng cao.

Bẫy số 5: Tôi có sản phẩm tốt nhất

Thế giới này đầy các sản phẩm tuyệt vời và luôn thiếu các nhà kinh doanh tài ba. Để doanh nghiệp thành công, điều kiện đầu tiên là phải có những người tài ba, thứ hai là một hệ thống hiệu quả và thứ ba mới là sản phẩm tuyệt vời.

Hãy nghĩ đến các công ty như Micosoft, Dell, Mc Donald’s. Thành công của các doanh nghiệp này là kết quả của sự kết hợp giữa niềm đam mê và sự độc đáo bởi hệ thống kinh doanh mà các doanh nhân tạo ra. Trong nhiều trường hợp, các công ty cực kỳ thành công khi có các sản phẩm chất lượng cao dù không phải là tốt nhất trên thị trường. Họ đạt đến độ phát triển như vậy vì có những con người xuất sắc và các hệ thống kinh doanh độc đáo và bền vững.


Chìa khóa thành công (theo hoclamgiau.vn)
Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014
Gởi em, cô gái đang ngồi đâu đó và khóc hôm nay...

Gởi em, cô gái đang ngồi đâu đó và khóc hôm nay...

(Chìa khóa thành côngChị biết, ngày hôm nay, có thể em sẽ đang ngồi đâu đó và khóc, bởi lý do muôn thuở: “Phụ nữ xấu không có quà!” Với những phụ nữ xấu như chúng ta, những ngày lễ như hôm nay là nỗi ám ảnh và sợ hãi.

Gởi em, cô gái đang ngồi đâu đó và khóc hôm nay...

Chị cũng đã từng như em, tự ti nhạy cảm, hay khóc, cảm xúc này nếu ai chưa trải qua không thể hiểu. Sự chê bai chế giễu cười cợt những người phụ nữ kém về nhan sắc có thể chỉ là vô tình, người ta chê bai rồi cười rồi nhanh quên, nhưng nỗi ám ảnh dành cho những cô gái bị chê bai thì sâu lắm và lâu lắm mới lành. 


Ngày nay nhiều người hoài nghi và đặt ra câu hỏi “Liệu rằng tốt gỗ có thật sự tốt hơn nước sơn". Nếu bảo “có” thì sách vở quá, rõ ràng ở xã hội này "nước sơn" vẫn là thứ ngày đêm người ta ca ngợi và ngưỡng mộ, là thứ dễ bắt mắt nhất, còn "gỗ" ư, mấy ai bỏ thời gian để tìm hiểu một miếng gỗ xấu xí xù xì tốt như thế nào. Nhưng nếu trả lời là “không” thì có lẽ phũ phàng quá, người ta vẫn nói nhan sắc rồi sẽ tàn phai nhưng trí tuệ và cốt cách thì vẫn còn mãi. 

Chị thì chẳng muốn nói cái nào quan trọng hơn cái nào, chỉ muốn nói lại một câu chị vẫn hằng tâm niệm: “Người phụ nữ thông minh cho dù cô ta có xấu cô ta cũng biết cách làm cho mình đỡ xấu, dù chẳng bằng cách này thì cũng bằng cách khác,vậy nên đừng lo mình xấu, cứ lo trùng tu não trước là được. Phụ nữ kém cỏi về nhan sắc, hãy miệt mài cố gắng nhiều hơn".

Em sẽ hỏi chị, phụ nữ xấu thì bí quyết nào có thể giúp mình tự tin lên được?

Bí quyết ư? Chẳng có bí quyết nào cả, chỉ đơn giản là đối mặt với nó, đừng sợ sệt đừng né tránh. Cứ bô lô ba la, thừa nhận ừ tôi xấu, tôi xấu thậm tệ đấy, mà có sao không. Khi đã đối mặt, với điều đó rồi, thì chẳng còn gì phải sợ hãi nữa. Chỉ khi chúng ta không còn sợ hãi nữa, chúng ta mới có thể tự tin được.

Và dù xấu dù đẹp, mình cũng được mẹ mang nặng đẻ đau mà sinh ra, trong mắt cha mẹ, mình cũng là bảo bối quý giá. Mình cũng có giá trị của riêng mình, chỉ là giá trị của mình không giống với đa số mọi người mà thôi. Nếu ngay cả bản thân mình không biết trân trọng và yêu quý mình thì còn ai sẽ trân trọng và yêu quý mình nữa đây, Phụ nữ xấu vốn đã không sẵn người yêu quý.

Điều kì diệu


Và chúng ta những phụ nữ xấu, chẳng nhận được quà trong ngày 20/10 thì phải làm thế nào đây? Câu trả lời là - Hãy nuông chiều bản thân mình một chút! Trang điểm xinh đẹp hơn, một mình chạy xe ra đường, ghé qua vài cửa hàng quần áo giày dép, mua cho mình một vài món đồ mình thích. 

Hãy hẹn hò bạn bè đi ăn uống, đừng có lo không có ai rảnh để đi với mình, chưa rủ thì sao biết được, có nhiều bạn gái cũng xinh lắm, nhưng vẫn "ế" trong ngày hôm nay đấy. Nếu chẳng ai dám rủ ai vì “ sĩ diện”, đứa nào cũng tự ngồi nhà dằn vặt ngặm nhấm nỗi buồn. Em hãy là người chủ động, hẹn một người không được, hãy kiên trì chuyển sang một người khác, chắc chắn em sẽ tìm được "cạ" ưng ý.

Tuyệt đối đừng có những suy nghĩ tiêu cực kiểu như tại sao mình lại xấu xí đáng thương như thế này? Xấu không có gì đáng thương cả, xấu chỉ là một khuyết điểm, đã là khuyết điểm thì chắc chắn sẽ có cách che đậy và khắc phục. Nếu em cứ ngồi đó than vãn, mặc cảm, chính là em tự biến mình trở thành kẻ đáng thương.

Trên đời này không chỉ có một mình em xấu, có rất nhiều người giống em, và không phải ai xấu cũng bất hạnh. Điều kì diệu vẫn có thể xảy ra, em vẫn có thể tìm cho mình chiếc giày pha lê và gặp được hoàng tử, chỉ có điều, không phải bà tiên hay ông bụt nào tạo ra điều kì diệu đó, mà chính em, chính cô Thị Nở sẽ phải tự tạo ra điều kì diệu cho riêng mình.

Chúc mừng 20.10 nhé cô gái!

Chìa khóa thành công (theo Guu)
Copyright © 2012 Chìa khóa thành công All Right Reserved