Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

4 cách giúp bạn làm chủ tiền bạc

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, bạn đều cần tự tin và có sự kiểm soát. Bạn muốn có sự rõ ràng và đúng đắn. Mối quan hệ với tiền bạc của bạn cũng nên như vậy, nhưng đây là điều mà rất nhiều người không thể làm được. Dưới đây là 4 cách giúp bạn kiểm soát và tái thiết lập mối quan hệ hài hòa với tiền bạc.


4 cach giup ban lam chu tien bac
4 cách giúp bạn làm chủ tiền bạc


Atefeh, CFA (Chuyên gia phân tích đầu tư tài chính) với tấm bằng tâm lý học đã thành thật nói rằng: “Tiền khiến tôi lo lắng vì tôi luôn sợ rằng nó sẽ vơi đi… Tôi vừa muốn kiếm tiền, vừa muốn tiết kiệm tiền, thế nên tôi chẳng bao giờ tận hưởng được cuộc sống… Tôi biết, hẳn phải có một cách dàn xếp thỏa đáng nào đó”.

Hẳn là phải có một cách dàn xếp thỏa đáng. Cũng như bao mối quan hệ khác, nếu không cam kết với mối quan hệ, không sẵn sàng làm việc siêng năng, không kiên nhẫn và đưa ra những quyết định một cách cẩn thận thì mối quan hệ của bạn sẽ không thể tồn tại một cách lành mạnh.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng, buồn chán, hay bất an vì tiền, điều đầu tiên cần làm là tách riêng từng yếu tố trong mối quan hệ đang khiến bạn khổ sở. Nếu cảm thấy không kiểm soát được tình hình thì đâu là điều cần thay đổi? Nếu cảm thấy lo lắng thì bạn cần làm gì để cảm thấy chắc chắn hơn nữa? Nếu không thấy tự tin thì tại sao bạn lại bất an như thế?


1. Tập trung vào những điều tích cực

Trân trọng tình huống tài chính hiện tại, bất chấp những trở ngại mà bạn đang đối mặt chính là cách cải thiện mối quan hệ của bạn với tiền bạc. Đây là bài tập hành vi thường xuyên giúp ích cho nhiều người. Mọi người ít khi trân trọng thực tế, khi họ có việc làm, có nhà và có cuộc sống ổn định. Đối với những người biết trân trọng thì các cảm giác tiêu cực sẽ biến mất. Nếu cố gắng thể hiện sự trân trọng nhiều hơn đối với tiền bạc và tạo dựng một mối quan hệ gần gũi hơn theo hướng tích cực thì việc ở gần những người có chung niềm tin và giá trị như bạn là điều rất quan trọng.

2. Suy ngẫm về quá khứ

Để thay đổi bất kỳ mối quan hệ tồi tệ nào với tiền bạc, bước đầu tiên chính là tìm hiểu những mối liên hệ sơ khai của chúng ta với tiền bạc. Phương thức giáo dục đã tạo ấn tượng lên chúng ta như thế nào? Bố mẹ đã dạy gì cho chúng ta (hay không dạy) về tiền bạc? Bạn muốn thay đổi điều gì trong quá khứ? Nếu cần làm điều này để đề ra triết lý tiêu tiền thì làm như thế khi nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt với tiền bạc cũng là điều rất quan trọng.

3. Hành động

Để liên hệ với tiền bạc, bạn cần phải thường xuyên làm điều đó và càng nhiều cách càng tốt. Nếu mọi người không có trải nghiệm thực tế với tiền (theo dõi, kiểm soát chi tiêu, phân tích dòng tiền chảy về đâu, những giá trị và kỳ vọng của mình) thì họ chắc chắn sẽ rơi vào cảnh bế tắc.

4. Hãy để nỗi sợ hãi giúp bạn mạnh mẽ hơn

Nỗi sợ hãi làm cảm xúc chủ yếu khi nhắc đến tiền bạc. Một số người trong chúng ta sợ thất bại (mất việc), số khác lại sợ phụ thuộc (kết hôn và thiếu kiến thức về tiền hay không có tiền), và số khác lại sợ những điều vô hình (một cuộc khủng hoảng thị trường bất ngờ). Việc tỏ ra sợ hãi đôi chút trong mối quan hệ với tiền bạc sẽ giúp bạn rất, rất nhiều. Chí ít thì điều đó sẽ ngăn bạn đưa ra những lựa chọn tồi, dẫn đến những cơn ác mộng khủng khiếp nhất.

Chúng ta muốn nghĩ rằng công việc sẽ luôn như vậy, rằng tiền tiết kiệm của mình sẽ được bảo vệ mãi mãi, rằng nhà cửa của chúng ta sẽ tăng giá không ngừng. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường xuyên mất việc và tiền tiết kiệm lại bị cướp, bị lừa đảo, bị chia tách, hoặc họ bị bệnh mà không có bảo hiểm y tế, tất cả đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính. Đôi chút sợ hãi sẽ giúp bạn đối diện với những thực tế này và có sự chuẩn bị tốt cho tình huống tệ nhất. Điều đó có thể truyền cảm hứng để bạn giành quyền kiểm soát và thay đổi những thói quen tài chính tồi của mình.

Cảm giác sợ hãi trước những thảm họa tài chính có thể mang lại những hệ quả tích cực khi bạn đón nhận điều đó với nhận thức: tỉnh táo trước những thời khắc khó khăn chính là hệ quả của những hành động và lựa chọn cụ thể. Bạn sẽ có cảm giác thôi thúc để thực hiện nhiều hành động có trách nhiệm hơn.

Chìa khóa thành công (Trích “Chi tiêu hợp lý”)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Chìa khóa thành công All Right Reserved